Thứ Hai, 9 tháng 1, 2012

Nhà thơ Xuân Quỳ, hồn thơ, tâm đạo…


Đọc thơ của chị lúc nào cũng thấy day dứt, mượt mà với những tình yêu của một thời con gái. Bồi hồi quay quắt với những hồi ức về một tình quê nới quê hướng phố Hiến(Hưng Yên) mảnh đất chị sinh ra và lớn lên với bao kỷ niệm ngọt ngào của hương nhãn, hương vải, của những gợn song lao xao đôi bờ sông Luộc(con sông quê chị)
Thỉnh thoảng trong các đoàn từ thiện của các tổ chức xã hội, của một nhóm doanh nghiệp, nhóm tiểu thương hay nhóm gia đình đến thăm tặng quà cứu trợ cho các trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật, các cháu mồ côi, các cụ già neo đơn, trường lớp tình thương… người ta thấy một bà lớn tuổi thườn tách khỏi đám đông, lặng lẽ đến từng chỗ các cụ ông, cụ bà hay các cháu nhỏ. Bà ân cần hỏi thăm cụ bà này, rót nước mời cụ ông kia, bà bồng ẵm các cháo bé, bẹo má, xao đầu đùa giỡn với các cháu. Bà móc tiền riêng mang theo để biếu từng người cũng chẳng nhiều, có khi mỗi người được bà tặng 10.000 đồng, 20.000 đồng, có khi là chai dầu gió(ngoài số tiền và hiện vật bà đã đóng góp với đoàn) rất thân mật và gần gũi. Bà là nhà thơ Đoàn Xuân Quỳ, nhưng mọi người thân đều gọi là chị Xuân Quỳ, mặc dầu năm nay bà đã qua ngưỡng “thất thập”…
Đọc thơ của chị lúc nào cũng thấy day dứt, mượt mà với những tình yêu của một thời con gái. Bồi hồi quay quắt với những hồi ức về một tình quê nới quê hướng phố Hiến(Hưng Yên) mảnh đất chị sinh ra và lớn lên với bao kỷ niệm ngọt ngào của hương nhãn, hương vải, của những gợn song lao xao đôi bờ sông Luộc(con sông quê chị). Và một góc khuất trong thơ của chị, đã để lại nhiều ấn tượng cho người đọc, đó là một tình cảm bao dung, nhân hậu, một sự đồng cảm đến xót xa của tình người với người. Với những mảnh đời cơ nhỡ bất hạnh, với những cháu bé tật nguyền, khốn khó, chị trải lòng mình vào những cơ cực lầm than của tha nhân, như một cách trả nợ nhân sinh, trả nợ cuộc đời.
Chị là ủy viên ban chấp hành(BCH) Hội cứu trợ trẻ em tàn tật TP. HCM, Trưởng ban đại diện hội bảo trợ người tàn tật và trẻ em mồ côi Việt Nam(đặc trách các tỉnh phía Nam), Phó ban tài trợ - BCH Hội khuyến học TP.HCM, Ủy viên BCH Hội từ thiện phụ nữ TP.HCM. Nay vì tuổi cao sức khỏe có hạn, nên chị xin từ nhiệm các chức vụ trên, mặc dù chị rất được tín nhiệm và mời gọi chị tiếp tục công việc. Hiện chị chỉ còn là hội viên Hội nhà văn Tp.HCM và là cố vấn cho tạp chí “Trí Tri” của Hội khuyến học Việt Nam.
Chị làm công tác từ thiện, từ một triết lý rất đơn giản – mọi người được sinh ra cùng một điểm xuất phát, nhưng số mệnh mỗi người thì chẳng có ai định đoạt được, nếu có những người may mắn, có cuộc sống vuông tròn hanh thông, hạnh phúc, thì cũng có những hoàn cảnh bất hạnh, phải chịu đựng một kiếp đời cơ cực và nghiệt ngã. Vậy người được sung sướng, san sẻ cái phúc lộc của mình cho những ai thiếu may mắn đang phải đối mặt với những khắc nghiệt, thiếu thốn của cuộc sống, cũng là một lẽ công bằng “lộc bất tận hưởng. Cứ cho đi rồi mình sẽ được nhận lại.” cũng quá đủ để chị mãn nguyện. Ở tuổi 70, chị vẫn còn đủ sự tinh anh và minh mẫn, vẫn còn tràn đầy những rung cảm cùng vạn vật và thế thái nhân sinh, chị vẫn còn đủ sức khỏe để sáng chơi cầu lông và đi bộ vài vòng sân Tao Đàn, chị còn một mái ấm gia đình đầy ắp tiếng reo vui của đàn con cháu mà nhiều người đã thành danh cả trong nước và ngoài nước.
Ngoài những việc làm từ thiện rất lặng thầm với những người khốn khổ mà chị biết được, chị còn thành tâm dâng cúng công đức như xây Địa Mẫu chùa vườn Tao Đàn, hợp tác cùng gia đình ông Quý, cán bộ Thành ủy, xây dựng chánh điện Đền quốc tổ Hùng Vương và dâng ba pho tượng phật bà Quan Âm theo phong cách ba miền Trung, Nam, Bắc gần đây nhất(năm 2006) gia đình chị đã tự bỏ kinh phí hơn 50 triệu để trùng tu hoành phi, câu đối, cửa võng tại chùa Giác Hải, để chùa không chỉ là một địa điểm tôn giáo mà còn là điểm nhấn của văn hóa đình chùa truyền thống.
Đầu năm 2007, sửa soạn đón tết mùa xuân Đinh Hợi, chị vừa giới thiệu với những người yêu thơ, tập thơ thứ 10 của chị “Xanh mát cuộc trầm luân” do NXB Hội nhà văn Việt Nam phát hành cùng 10 bài thơ đã được phổ nhạc, nâng số các bài thơ đã được phổ nhạc của chị lên hơn 100 bài. Chị cũng là nhà thơ nữ giữ kỷ lục có nhiều thơ được phổ nhạc(bên cạnh nhà thơ nam Tạ Hữu Yên đang giữ kỷ lục có 145 bài thơ được phổ nhạc).
Và chị Xuân Quỳ, đóa Dã Quỳ của mùa xuân sẽ vẫn mãi mãi là mùa xuân của những người khốn khổ, của em bé tật nguyền mồ côi, như lời chị tự sự:
Trước cửa chùa giải oan
Lấy ân mà báo oán
Cây bồ đề xòe tán
Xanh mát cuộc trầm luân.
Đặng Lê Hải An– tạp chí Yêu Trẻ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét