Thứ Hai, 9 tháng 1, 2012

Xuân Quỳ - Đam mê và Nhân hậu.


Tôi đã gặp người phụ nữ ấy, một thiếu phụ đứng tuổi, chị có gương mặt đôn hậu và cử chỉ khoan thai, dịu dàng ẩn chứa những nét thanh tao như mỏng manh mà kiêu sa của người con gái xứ Bắc. Tên tuổi của chị cũng chẳn mấy xa lạ với nhiều người, nhất là giới doanh nghiệp ở Sài Gòn. Nhưng không chỉ có thế, chị còn là một nhà hảo tâm, một nhà thơ giàu tâm huyết.
Thủa thiếu thời chỉ mơ thành thợ dệt…
 Xuân Quỳ sinh ra trong một gia đình vừa trí thức, vừa là thương nhân ở vùng đất Hưng Yên giàu đẹp. Tuổi thơ được đắm mình trong những điệu ru, lời hát thiết tha, chứa chan tình yêu thương của mẹ đã sớm hình thành trong tâm hồn nhạy cảm của chị lòng yêu thương con người sâu sắc và ý thức vươn lên trong cuộc sống. Nét nổi bật trong con người Xuân Quỳ là dù trong hoàn cảnh nào chị vẫn luôn sẵn sang giúp đỡ mọi người, được hết thảy mọi người yêu quí, nể trọng. Vốn được tiếng là thông minh, học giỏi, lại ham mê sách và yêu văn thơ thừa hưởng từ mẹ nhưng tuổi thơ Xuân Quỳ lại có ước mơ thật giản dị: mơ khi mai này sẽ được làm cô thợ dệt. Thế nhưng cuộc đời chị lại rẽ sang ngã khác, sau khi lấy chồng(anh Xuân Lan – vốn là người miền Nam tập kết ra Bắc) chị công tác tại Sở Văn Hóa – Thông Tin Hà Nội, rồi theo gia đình vào Thành phố Hồ Chí Minh. Cuộc sống sôi động ở phương Nam đã buộc người phụ nữ mảnh mai ấy phải đối mặt với vòng xoáy lốc thị trường. Sau vài lần thất bại, chị đã tìm đc cho mình một chỗ đứng trên thương trường qua việc kinh doanh bất động sản. Và cũng chỉ đến khi không còn phải lo chuyện cơm áo gạo tiền, con cái yên bề gia thất, Xuân Quỳ mới có thời gian dành cho sáng tác (thơ) và thỏa ước nguyện cháy bỏng là có thể làm được điều gì đó chia sẻ phần nào bất hạnh mà những trẻ em nghèo, tàn tật, cơ nhỡ đang phải hứng chịu.
Có lẽ vì lý do đúng đắn ấy nên mặc dù đã nghỉ hưu nhưng chị vẫn tham gia một số hoạt động xã hội tại các tổ chúc từ thiện, trong đó giữ một trọng trách đặc biệt của Hội bảo trợ người tàn tật và trẻ em mồ côi Việt Nam.
Và Chân dung một nữ sĩ đau đáu đoạn trường thơ
Là ngừi rất tâm huyết với thơ và chị có một hồn thơ bình dị, trong sáng, hồn hậu, cùng phong cách thơ độc đáo. Lần đầu tiên cầm bút, chị viết bài thơ về mẹ:
Mẹ cho con cả cuộc đời
Tình thương thấm đượm vào lời mẹ ru
Mong con chóng lớn từng giờ
Dậy con từ thủa còn thơ nên người
(Mẹ Tôi)
Hình ảnh quê hương, nơi có những người thân yêu, có mái rạ và chợ phiên luôn khiến chị xao động mỗi khi nhắc đến:
Gái quê vốn nét chuyên cần
Làng quê đến chợ quay quần vào nhau…
(Chợ xuôi)
Và con song quê hương thì theo chị suốt cuộc đời:
Sao vẫn lòng ta vẫn trời trông
Mưa sa ăm ắp nước sông Hồng…
Trong chuyến đi dự hội nghị ở xứ sở hoa anh đào(Nhật Bản), lại thêm một lần lòng nhân ái của chị đón nhật những cảm xúc:
Nước mắt từ Hirosima
Chảy ta về
Nagasaki còn bỏng lửa
Nói gì nữa ?
Nhân loại vác trên lưng
2000 năm trời đất.
Và một lần khác tại Mỹ, khi bắt gặp tâm trạng nhớ quê của các Việt kiều, chị lặng lẽ chấp bút:
Ai gom tất cả vào tâm vong
Dõi bong đời qua cuộc tử sinh
Màn mây chân biển, chiều buông xuống
Nắng sót rừng xa, lá rời cành.
(Màn mây buông xuống)
Có những lúc ứa lệ trước nỗi bất hạnh của những con trẻ:
..Cháu thì câm điếc, cháu đầu nghiêng
Cháu đi không nổi bò la lết
Mỗi háu tật riêng… tôi buồn riêng
(Trẻ tật nguyền)
Đôi khi lặng lẽ một mình:
Sáng nay ngồi đếm hạt mưa rơi
Quán vắng buồn tênh một bong người
Cà phê em uống cho quên nhớ
Thiếu vị hương nào chỉ đắng môi
(Quán Vắng)
Có người nói thơ Xuân Quỳ không ào ạt nhưng sinh động, không bi lụy mà giàu tình yêu thương. Ấy là tiếng nói nhân tình thế thái, là sự trải nghiệm đời mình… Cách nhìn cuộc sống của chị không khắt khe. Chị viết khá nhiều và đã xuất bản ba tập thơ: “Chiều”, “Thời gian” và “Ngọn lửa tím” do Nhà xuất bản trẻ, Nhà xuất bản văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh ấn hành. Một số tác phẩm được các nhạc sĩ tên tuổi chọn phổ, đã phát triển trên làn sóng Đài tiếng nói Việt Nam và Đài tiếng nói Thành phố Hồ Chí Minh như: Bãi gọi thuyền(Hoàng Vân), Điều có thật(Thế Hiển), Hội Lim(Thanh Hà), Em và biển(Nguyễn Văn Tý)… Năm 2000 vừa qua, Nhà xuất bản văn hóa dân tộc cho xuất bản cuốn: “Xuân Quỳ một tấm lòng nhân hậu” của tác giả Diệu Ấn đã gây được sự chú ý đặc biệt hay cũng bởi chị là con người mà ai một lần gặp đều khó quên.
HOÀI THU– Báo Tuổi Trẻ Thủ Đô số 36 14/09/2001

0 nhận xét:

Đăng nhận xét