NỮ SĨ XUÂN QUỲ VỚI “ CHIỀU TÍM”
Nữ sĩ Xuân Quỳ quê ở miền Bắc xứ nhãn lồng Hưng Yên. Chị được cử vào miền Nam công tác sau ngày thống nhất đất nước, chị đã gần vào tuổi “ xưa nay đã hiếm” nhưng chị vẫn đắm mình trong những cảm xúc cuộc đời, vẫn nặng tình với thơ, vẫn luôn dồi dào sáng tạo và liên tiếp cho ra đời những tác phẩm mới, để chuẩn bị cho ra mắt bạn đọc tập thơ thứ sáu “Xanh mát cuộc trầm luân” Có lẽ chị là một trong số ít những nhà thơ có nhiều thơ được các nhạc sĩ có tên tuổi phổ nhạc.
Xuân Quỳ bắt đầu bén duyên với thơ từ năm 15 tuổi, đó là những ngày tươi đẹp nhất của thời con gái. Thơ là điểm tựa tinh thần của đời chị. Những khi vui, lúc buồn chị mượn nàng thơ để giãi bày. Những khúc tâm tình thầm kín ấy cứ góp nhặt lại để rồi số lượng lên đến hàng trăm bài. Giáo sư Phan Đăng Nhật khuyên chị nên ra một tập thơ “trình làng”. Cho mãi tới năm 1997, chị tuyển những bài thơ tâm đắc nhất giới thiệu trong tập thơ “Chiều Tím” do Nhà xuất bản trẻ thành phố Hồ Chí Minh giới thiệu.
Tập thơ “Chiều tím” có duyên với các nhạc sĩ. Giữa các nhạc sĩ với các nhà thơ có sự đồng cảm, đó là tấm lòng đối với quê hương. Đa số các nhạc sĩ đều sử dụng ngôn ngữ âm nhạc theo chất dân gian nên các bài hát phổ thơ Xuân Quỳ được Đài phát thanh và Truyền hình giới thiệu nhiều lần. Sau này đi sâu vào sáng tác, chị có nhiều bài thơ khá thành công đã có tính triết lý, có sức lay động lòng người và có tính giáo dục cao.
Trong bài thơ “Đến Bến Dược” do nhạc sũ Huy Thục phô nhạc đã được biểu diễn nhiều lần, cảm xúc của nhà thơ khi về thăm Bến Dược, khu di tích địa đạo Củ Chi, chị thấy bạt ngàn hình ảnh những liệt sỹ còn trẻ quá, khôi ngô quá. Đó là những chiến sỹ quả cảm họ đã hy sinh trong những chiến dịch, họ là những người trên khắp các vùng miền hội tụ ở đây. Chị đã khóc vì xúc động, và những vần thơ chợt đến, chị vội lấy giấy bút ghi lại
“Ai nằm đó
Thảnh thơi trong địa đạo
Hoa sứ ơi em trắng đẹp thuở nào
Để hồn liệt sỹ vui đùa cùng hoa lá
Bia đá tên anh bay giữa bao la..”
Khi chị xem qua ti vi thấy mười cổ quan tài của mười cô gái ở ngã ba Đồng Lộc,chị không kìm nổi xúc động. Chị bày tỏ niềm tiếc thương và cảm phục với những chiến sỹ dũng cảm đã bảo vệ tuyến đường huyết mạch từ Bắc vào Nam. Bài thơ “ Đất ngã ba Đồng Lộc” được nhạc sĩ Vũ Ân Khoa phổ nhạc được chị em phụ nữ rất ưa thích và thường hát vào ngày Quốc tế phụ nữ và ngày Phụ nữ Việt Nam. Lời thơ thật đằm thắm, thiết tha như một lời an ủi, như một niềm, hy vọng và cao hơn , đó là niềm tin vào ngày mai, sự bất tử cảu những linh hồn:“ Đất các em nằm thành mùa xuân ấm áp
Dất ân tình ghi dấu tới ngàn sau
Hồn trong đất biết yêu và biết ghét
Duyên nợ thủy chung đất chẳng bạc màu
…Đất Đồng Lộc trong tôi thủ thỉ
Lẽ làm người các em chỉ hiến dâng…”
Xuân Quỳ còn là một nhà thơ làm từ thiện, suốt mười năm chị đi cùng với những mảnh đời bất hạnh, nổi đau chất độc màu da cam đã nhiễm vào thơ chị:“ Màu da cam ấy nhiễm vào thơ
Để mổi dòng thơ nhòe con chữ
Câu thơ cứ run lên nghẹn ứ
Nước mắt hay là mưa chiều rơi… ”
(Trẻ tật nguyền 1986)
Nhưng trong tập “Chiều tím”, phần lớn các nhạc sỹ đã chọn phổ những bài thơ viết về quê hương: Hội Lim, mùa hoa vải, nhớ hương xưa, mẹ tôi, nhớ quê xa, con song quê tôi, nhớ quê, hương nhãn…Cảm xúc về những vần thơ của quê hương mộc mạc, kín đáo và nhẹ nhàng như mùi hương nhãn cũng đến với chị:
“Xa quê vẫn nhớ về hương nhãn
Nhớ dòng sông nắng đục mưa trong
Nhớ ven đê nghiêng bong mây hồng
Nhớ cô”
Báo Lao Động
- Thi đàn Việt Nam
Update Required
To play the media you will need to either update your browser to a recent version or update your Flash plugin.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét