Giáo sư - Tiến sĩ PHAN ĐĂNG NHẬT
Nguyên Viện Trưởng Viện Nghiên cứu Văn Hóa
Tác giả Xuân Quỳ làm thơ từ lâu, dẫu bận kinh doanh vẫn mải mê làm thơ. Cho đến nay bà đã xuất bản 8 tập thơ:
- Chiều, 1999 - NXB Trẻ
- Thời gian, 2000 - NXB Văn Nghệ
- Ngọn lửa tím, 2001 - NXB Văn Nghệ
- Hương nhãn, 2002 - NXB Văn học
- Cố hương, 2003 - NXB Văn Nghệ
- Chiều tím, 2004 - NXB Bộ Văn hóa
- Xanh mát cuộc trầm luân, 2006 - NXB Hội Nhà văn
- Muôn nỗi chúng sinh, 2009 - NXB Hội Nhà văn
Tổng số thơ trong 8 tập trên là gần 1000 bài. Trong số đó có 114 bài đã phổ nhạc, do 51 nhạc sĩ phổ.
Tập thơ mà bạn đọc có trong tay là tuyển tập của các tập cũ và mới.
Đề tài trong gần 1000 bài thơ Xuân Quỳ là cả một thế giới: nhớ quê Bắc, tình yêu, tình bạn, tình người, tình mẹ con, tình bà cháu, tình thầy trò, đề tài lịch sử, đề tài danh thắng...
Trong một bài viết ngắn không thể đề cập đến toàn bộ, chúng tôi chỉ xin phép bàn đến thiên nhiên trong thơ của tác giả.
I. THIÊN NHIÊN TRONG THƠ
* Yêu thương, nâng niu thiên nhiên
- Sương phủ trắng, trong thung huyền ảo
Đèn ai thấp thoáng cửa rừng
Tiếng có ngựa xa dàn bên dốc vắng
Nhạc mơ hồ lơ lửng không trung.
(Đà Lạt)
Một cảnh đẹp không có hoa lá rực rỡ, cũng không chim hót líu lo. Chỉ là một bức tranh mờ: sương huyền ảo, đèn thấp thoáng và một bản nhạc mờ: tiếng vó ngựa xa, nhạc ngựa mơ hồ lơ lửng, âm thanh đang treo hững hờ đâu đấy..., kiểu thi họa phương đông, không tả chân rườm rà chi ly, mà dành nhiều khoảng trống cho ý tại ngôn ngoại, tại hình ngoại. Chúng hiện ra từ trực giác của người tưởng thức. trong bức tranh mờ trên, ít nét mà nhiều cảnh. Chúng ta tháy cả xe ngựa, người đánh xe, đồi cao, rừng thông...
Đặc biệt là một toàn cảnh " rất Đà Lạt". Nhiều khi một bài miêu tả bề bộn "không Đà Lạt" bằng:
- Sa mạc mênh mông
Lạc đà cõng trên lưng cơn khát
Lại cõng người đi tìm nước.
(Sa mạc)
Hình dáng lạc đà vốn đã lộ hẳn ra thân phạn nặng nề nhẫn nhục, nhà thơ lại tô đậm thêm sự nhẫn nhục nặng nề, bằng cách đạt lên lưng con vật hiền lành này, hai gánh nặng chồng "đúp" lên nhau: cái khát của bản thân lạc đà và người chủ đang khát, ngất nghểu trên lưng nó để đi tìm chống khát; và, xung quanh là sa mạc mênh mông cũng đang trong cơn khát mênh mông, bất tận.
Nhà thơ đã nói hộ lạc đà, tâm trạng và cảnh ngộ đáng thương của nó, với một tình thương bao la. Tác giả đã gửi tình thương kiếp người qua thân phận lạc đà.
- Kìa ai quạnh vắng tháng ngày
Để cho gió héo mưa gầy lâm râm,,,
(Mưa)
Đây là lời trách một người bạn cũ, một người thân, xa vắng quá lâu, người ấy mất rồi chăng? Vì vậy làm cho gió mưa lâm râm (không mạnh mẽ ào ạt) phải gầy héo. Ít ai nhận ra sự gầy héo của gió mưa. Hay chính người đợi chờ đã hao mòn vì chờ đợi và tình người đã khéo được gói vào hạt mưa, làn gió ?
- Thu tím, biển chiều chim về tổ
Ngọn triều sóng vỗ, đá thành thơ
(Thu Hạ Long)
Đặc điểm làm cho Hạ Long nổi tiếng và được công nhận thắng cảnh thế giới là một vịnh biển, ở đó có vô vàn cảnh nên thơ, hang động, núi đá dầm chân trong biển ngày đêm sóng vỗ: hang Đầu Gỗ, hang Tiên Ông, hang Trinh Nữ, Bồ Nâu, hang Trống,...Đúng là "Ngọn triều sóng vỗ, đá thành thơ". Ta thấy sóng nước và núi đá, một cảnh sơn thủy.
* Gửi tình trong thiên nhiên
Tình quê hương là mottj nét đẹp là của tâm hồn, nó làm cho tình người có nơi neo đậu. Tác giả từ quê hương ra đi, cuộc sống đã khá giả, nếu không nói là giàu sang, nhưng hình như chưa bao giờ bà nguôi nhớ quê nhà với sông Luộc "tôm búng trăng vàng", với mùa vải, mùa nhãn, "trĩu từng chùm hò hẹn"...
- Đêm thao thức lại nhớ về sông Luộc
Cá quẫy lân tinh, tôm búng trăng vàng
Thành những ánh sao chập chờn giấc ngủ
Giấc mơ nào cũng sóng nước xôn xao.
(Sóng vỗ quanh nhà)
- Mùa vải quê tôi
Trĩu từng chùm nắng hạ
Thơm cả từng cơn gió
Ngọt cả vào tiếng chim
Mùa vải quê tôi
Trĩu từng chùm hò hẹn
Ngọt từng lời giao duyên.
(Hương vải)
- Xa quê vẫn nhớ về hương nhãn
Nhớ dòng sông nắng đục mưa trong
Nhớ triền đê mây trắng, mây hồng
Con đò xưa bến cũ
(Hương nhãn)
- Ta nhớ quê chiều buốt gió may
Mưa sa, ăm ắp nước sông đầy
Nỗi niềm canh cánh sao nguôi được
Giếng nước cây đa khói bếp gầy
Bạn bè mấy đứa thuở nhi đồng
Giờ ấm chiều không, ấm bếp không ?
Thuyền nhỏ lênh đênh muôn ngả sóng
Ai người gặp được bến xanh trong
Dằng dặc đêm ngày nhớ tái tê
Lung linh sông xũ ánh trăng thề
Từ trong nhà kính nhìn gương cửa
Thấp thoáng làng ta xanh bóng tre.
(Nhớ quê)
Ai đã ở đồng bằng sông Hồng đều đã biết gió heo may, gió về vào tháng Bảy âm lịch:"Táng Bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão". Dịp này cũng là giáp hạt, nông thôn miền Bắc xưa đói xác xơ. Vì vậy"khói bếp gầy". Đồng ruộng, sông ngòi thì trắng nước, không có lấy một tí màu xanh: "Mưa sa, ăm ắp nước sông đầy". Tóm lại, mùa gió heo may là tiêu biểu của đói, rét, mưa, bão.
Trong bối cảnh đó, Xuân Quỳ nhớ đến quê, ở đồng bằng sông Hồng, nơi đang sống những người bạn thuở ấu thơ. Trong một đoạn ngắn, bài thơ hai lần nhắc đến nỗi nhớ: "canh cánh" và "tái tê".
- Nhận ra cây bánh khúc
Màu lá xanh bạc màu
Một chạp giêng hai, đồng phơi chân rạ
Cây bánh khúc hiện hình run run trong giá rét
Bánh khúc gói lá khô còn ấm lửa
Trong túi bà túi mẹ, bước nhanh chân
Mắt trẻ thơ đang ngóng đợi bồn chồn
Tình cờ gặp bánh khúc
Nhớ lời mẹ, một thời xa
(Cây bánh khúc)
Bánh khúc là một loại bánh riêng của vùng quê Bắc bộ, làm bằng lá cây bánh khúc, một loài cây thảo, thường mọc hoang ở ruộng đồng. Qua lá cây bình thường đó, tác giả muốn gửi gắm tình cảm với mẹ, với bà ngoại, cùng với kỷ niệm êm đềm tuổi thơ, tuổi "đợi mẹ về chợ".
Cũng như nhiều người khác, tình mẹ con ở Xuân Quỳ sâu sắc, da diết, được nhắc lại nhiều lần, khi nhìn cảnh gió mưa và khi lên chùa:
- Ở đâu đó bao người đang đội nước
Mưa long đong giăng mắc trăm bề
Thương mẹ ngày xưa còng lưng gánh chợ
Chân lấm tay bùn, vai buốt tê
(Ngẫu hứng chiều mưa)
- Nhớ hồi theo viếng chùa xưa
Nhặt hoa sứ rựng thả làm mưa
Nay vào xứ Phật trầm hương ngát
Thấy mẹ nguyện cầu, tiếng nhặt thưa
(Hoa sứ)
Chiêm nghiệm, suy ngẫm về thiên nhiên, cũng như bao thực giả xưa nay, Xuân Quỳ đã tổng kết rút ra quy luật vận hành của thời gian, thoắt nắng, thoắt mưa, thoắt sớm mai, thoắt đêm khuya. Người xưa nói: thời gian như "bóng bạch câu qua khe cửa" (bạch câu quá khích) thì Xuân Quỳ diễn đạt theo cách riêng:
- Nắng vui thoắt đã đã mưa buồn
Sớm mai, thoắt đã trăng non muộn màng
Có còn xanh mãi thời gian
Xuân đang níu lại, hè sang lúc nào
(Trách)
*Nhập hồn vào thiên nhiên
Qua các bài thơ sau đây, ta thấy tác giả đã thổi hồn vào: cay liễu, phượng đỏ, vào gió, hoa phù dung, thuyền bến, sóng, cây đa, trăng phượng, gió thuyền
- Hàng liễu gầy chờ ai im lặng thế
Cây lộc vừng hò hẹn với mây buông.
(Chiều Thuyền Quang)
- Sau mưa, gió hanh hanh
Chuyện trò cùng phượng đỏ
Một thoáng chiều trên lá
Tiễn biệt một hoàng hôn
(Hạ)
- Gió ơi đành lỡ hẹn
Hồ Tây sương mênh mông
Thả hồn về lỗi cũ
Ngồi nhặt nắng vào thơ
(Chiều Cổ Ngư)
- Phù dung ơi
Sao buồn thế
Bình minh vừa nở
Hoàng hôn đã tàn
Gặp nhau giữa luân hồi
Người tình trao ý thơ
(Khác nào hoa chớm nở
Chợt đã chiều bơ vơ)
(Hoa phù dung)
- Bến vẫn đợi, sao thuyền không đến
Mang chút buồn của biển tặng đêm
Đừng giận nhé, thuyền sẽ về với bến
Đại dương buồn thăm thẳm lúc trăng lên
(Chút tâm tình với biển)
Ta gửi tình sang bến đợi chờ
Cài lên nón trắng mấy bài thơ
Sông Hương, núi Ngự chiều sương giá
Thấp thoáng đâu đây sóng đợi chờ
(Thu Huế)
Gió rì rào như muốn hòa ca
Cây đa cũ thả búp non chờ tôi lượm
Tôi, chiếc búp non thầy ươm ngày trước
Con thăm thầy sao thầy vội đi xa?
(Trường cũ)
Trăng mang câu hát đi xa lắm
Phượng vẫn bừng hoa, vẫn đệm đàn
(Sân trường mùa hè)
Gió rủ sang ngang một chuyến
Dùng dằng trăm nỗi bể dâu
Thuyền xuôi và gió ngược
Ngẩn ngơ nơi giang đầu
(Ghe chiều)
* Hóa thành thiên nhiên
Một mối cách ứng xử độc đáo đối với thiên nhiên của Xuân Quỳ là hóa thành thiên nhiên:
- Ta muốn là cây, chờ cơn gió đến
Muốn là hạt cát
Nâng gót chan người qua lại
(Đoạn trường)
II. GIEO THƠ VÀO ĐỜI
Những ngày Hà Nội nóng bức, sau một đợt làm việc căng thẳng tôi thường đi về nông thôn, gần thủ đô để thư giãn. Đầu tháng 9.2011 vừa qua, trước khi viết bài giới thiệu này, tôi đi về Thụy Lôi - Hải Yến (Tiên Lữ, Hưng Yên) quê hương nhà thơ Xuân Quỳ để xem có điều gì lý giải thêm cho thơ bà.
Thụy Lôi, tên cũ là Xuôi, vốn là một trung tâm văn hóa - kinh tế của Hưng Yên. Ở đây có đình Xuôi, chợ Xuôi, bến Xuôi...đều là những địa danh nổi tiếng. Trường Kiêm bị của huyện có hàng trăm năm nay cũng đặt tại đây.
Về Thụy Lôi - Hải Yến, tôi may mắn được gặp một gia đình thơ, hay đúng hơn, một gia đình văn hóa, theo nghĩa chặt chẽ, chính xác: hai chị em ruột họ Đoàn, như hình với bóng - bà Đoàn Kim Vân (chị), bà Đoàn Xuân Quỳ (em), cùng ông Nguyễn Duy Yên (chồng bà Vân). Họ đồng điệu ở chỗ đều tha thiết yêu thơ ca, luôn luôn bàn luận văn chương; đồng thời liên tiếp sáng tác, xuất bản nhiều tập thơ, trong đó có không ít bài thơ được phổ nhạc.
Trong họ có hai tính chất, chất văn chương và chất kinh tế. Họ đều là những nhà kinh doanh lớn. Bà Xuân Quỳ là CTHĐQT công ty Công nghệ mạng Toàn cầu. Bà Kim Vân là CTHĐQT công ty Đồ gỗ Mỹ Hà. Ở hai bà, Doanh nhân và Thi nhân không đối lập mà lại hòa điệu.Họ là những doanh nhân có chất thơ và chất văn hóa. Thật tuyệt.
Điều thú vị hơn nữa là các con của họ (hai bà có nhièu con, những người mà tôi được tiếp xúc là: anh Nguyễn Văn Dũng (con bà Vân), anh Hồ Tùng Lâm (con bà Quỳ) đều kế thừa được cả chất kinh doanh và chất văn hóa. Cá anh là những doanh nhân lớn, có quan hệ thế giới; đồng thời là những người có văn hóa, giữ được đạo đức truyền thống.
Tôi nhận thấy mấy điều:
- Đối với cha mẹ, rất hiếu nghĩa;
- Đối với anh em, rất thuận hòa;
- Đối với tổ tiên, phụng thờ chu đáo
- Đối với quê hương, quan tâm tận tình.
Họ đã bỏ ra hàng tỷ đồng để xây dựng trường học quê, xây dựng nghĩa trang dòng họ, tượng đài ở La Tiến, trùng tu đền miếu ở làng,... Như vậy là rất đáng mừng, tôi cho rằng gien văn hóa đã vào đời sống ở thế hệ kế tiếp. Ước mong rằng lớp trẻ có nhiều người được như thế, tôi hỏi:
- Phỏng chừng những nhà nhà kinh doanh cùng lứa được bao nhiêu % như các anh?
- Khoảng 30%, anh Dũng trả lời.
Tôi nói:
- Bao giờ đạt được 50% thì đất nước mới thực sự phát triển.
Kết luận:
Trong vô số đề tài, của hàng nghìn bài thơ, công bố trong 8 tập thơ Xuân Quỳ, chúng tôi chỉ chọn một đề tài: thiên nhiên; mà chưa hẳn đã hết các khía cạnh. tuy nhiên như vậy cũng đủ để nêu lên một số nhận xét sau:
1. Thiên nhiên trong thơ Xuân Quỳ thật phong phú, đa dạng: miền Bắc, miền Nam, vùng núi, vùng biển, gió mưa, hoa quả, cây cối,... Điều quan trọng là thiên nhiên là người, qua thiên nhiên gửi gắm tình người: tình quê hương, tình bạn, tình mẹ con, bà cháu, thầy trò,... Tác giả tha thiết yêu quý thiên nhiên, đã nhập hồn vào với thiên nhiên, biến mình thành thiên nhiên,... Nếu nói "văn là người" thì con người của tác giả cơ bản là như trong thơ: nhân hậu, thủy chung, sống và hành động như một tấm lòng từ thiện.
2. Hơn nữa tác giả không duy trì thiện tâm một mình mà gia đình bà, anh chị, con cháu đều giữu được nếp nhà, thủy chung, hiếu nghĩa, ân cần chăm sóc làng xóm, quê hương. Như vậy, khi nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc khi đã thấm sâu vào thế hệ trẻ thì nó được bảo lưu lâu dài, bền vững.
P.Đ.N
- Thi đàn Việt Nam
Update Required
To play the media you will need to either update your browser to a recent version or update your Flash plugin.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét